15 Sai Lầm Trong Giặt Là Công Nghiệp

Để có những đồ vải đảm bảo sạch sẽ, chất lượng như mong muốn trước khi tái sử dụng. Người làm nghề giặt là công nghiệp sẽ phải làm các công đoạn khác nhau. Tuy nhiên, dù có kinh nghiệm thì cũng khó tránh khỏi các sai lầm. Sau đây, là 15 sai lầm thường gặp trong giặt là công nghiệp:

1. Thiếu sót khi phân loại

Khi tiếp nhận đồ cần phải phân loại dựa theo:

+ Màu sắc

+ Độ bẩn

+ Chất liệu vải…

Ví dụ, quần áo ren nên được giặt riêng. Bạn cũng không nên giặt lẫn khăn bông với quần áo làm bằng sợi tổng hợp…

2. Tẩy vết bẩn quá kỹ

Bạn đừng ngạc nhiên nếu phát hiện lỗ thủng trên quần áo vốn là kết quả của việc chà xát các vết bẩn quá mạnh hoặc sử dụng hóa chất phá vỡ kết cấu sợi vải. Thực ra bạn hoàn toàn có thể làm sạch các vết bẩn một cách nhẹ nhàng bằng cách sử dụng hóa chất và máy tẩy điểm chuyên dụng.

3. Sử dụng quá nhiều bột giặt

Điều này dẫn đến nhiều bọt xà phòng không tan hết. Bọt xà phòng thu thập các vết bẩn khi giặt và đọng lại trên quần áo sau khi máy đã giặt xong. Ngoài ra nó còn đóng cặn ở van xả máy giặt, dễ dẫn đến tắc đường thoát.

Nước giặt cần sử dụng với liều lượng phù hợp

Nước giặt cần sử dụng với liều lượng phù hợp

4. Không kéo khóa áo quần

Bạn nên kéo khóa, kẻo răng cưa trên khóa có thể làm hỏng những quần áo giặt chung khác. Hiện nay có một số áo quần được thiết kê khóa kéo bằng kim loại cứng, sắc… có thể va đập gây trầy xước các quần áo khác và cửa lồng máy, đồng thời gây ra những tạp âm khó chịu.

Không kéo khóa quần áo có thể làm hỏng những quần áo giặt chung khác

Không kéo khóa quần áo có thể làm hỏng những quần áo giặt chung khác

5. Cài cúc quần áo

Bạn nên mở nút áo sơ mi, cũng như trang phục khác, bởi cài cúc khi giặt dễ làm đứt cúc, khiến quần áo bị xộc xệch. Ngoài ra, việc mở nút áo tăng diện tích tiếp xúc giữa áo với nước và hóa chất, giúp áo sạch sẽ hơn.

6. Sử dụng quá nhiều thuốc tẩy

Thuốc tẩy khiến vải kém bền và sau đó là dễ rách. Đó là lý do tại sao bạn nên luộc quần áo nếu muốn khử trùng. Nên dùng một cái chảo lớn và có thể cho thêm vài giọt nước cốt chanh. Trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất nhập khẩu và trong nước. Trong đó, có những loại giá thành rẻ, độ tẩy rửa cao tuy nhiên lại gây hại nhiều đến chất lượng sợi vải. Nếu lạm dụng quá có thể dẫn tới bục vải hoặc bay màu vải.

7. Giặt đồ tắm trong máy giặt công nghiệp

Trang phục tắm cũng như những trang phục thể thao hoặc các trang phục làm bằng chất spandex (còn gọi là elastane – sợi nhân tạo có độ giãn cao) không nên giặt trong máy giặt. Tốt nhất, bạn hãy giặt bằng tay và nước mát.

8. Thiết lập thời gian nghỉ cho máy giặt công nghiệp

Một số người làm việc này vì nghĩ rằng giặt liên tục dễ khiến máy giặt công nghiệp gặp sự cố. Thực ra máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp đã được hãng sản xuất tính toán thiết kế để phù hợp với điều kiện hoạt động liên tục. Đặc biết kết cấu máy vững chắc, các ổ bi, trục… công nghiệp có độ bền cao. Do vậy, việc thiết lập giờ nghỉ cho máy giặt là không cần thiết. Sử dụng máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp trong vài mẻ liên tiếp có thể giảm điện năng tiêu thụ do máy được hưởng nhiệt từ mẻ giặt trước.

9. Sử dụng chương trình không hợp lý.

Việc sử dụng các chương trình giặt phải phù hợp với từng loại đồ vải. Trong các chương trình khác nhau có số lượng giặt, giũ, xả… khác nhau. Nếu bạn giặt những loại đồ dính bọt hiều thì nên chọn chương trình có ít nhất hai lần giặt liên tiếp. Sau lần giặt thứ nhất đồ vẫn có thể còn dính bọt xà phòng. Lần giặt thứ hai (không dùng xà phòng) sẽ giúp gột rửa toàn bộ bọt trong chăn, gối.

10. Giặt lẫn các loại đồ khác nhau

Trước khi giặt, bạn nên phân loại đồ để giặt những rẻ riêng biệt. Ví dụ quần áo riêng, chăn bông riêng, khăn tắm riêng… Bởi vì những loại đồ khác nhau có trọng lượng riêng khác nhau. Nếu giặt chung dễ dẫn tới việc máy không cân bằng lồng. Dẫn tới trong quá trình giặt có hiện tượng rung máy.

11. Sử dụng nước xả làm mềm vải cho khăn tắm

Những hợp chất hóa học trong nước xả sẽ làm giảm khả năng thấm nước của khăn tắm, vì vậy bạn không nên dùng nước xả vải cho khăn tắm. Hoặc sử dụng với liều lượng ít hơn đồ vải thông thường.

12. Giặt quá nhiều đồ so với công suất máy

Mỗi máy giặt công nghiệp đều có công suất sử dụng quy định và được nhà sản xuất khuyến cáo nên giặt với công suất bao nhiêu. Việc bạn cố cho đồ vào mỗi mẻ giặt vượt quá công suất trên khiến máy giặt quá tải, sẽ chóng hỏng. Mặt khác, trong lồng giặt sẽ quá chật chội, nước và hóa chất sẽ khó tiếp xúc được bề mặt vải. Điều đó dẫn tới hết chu trình giặt nhưng đồ vải vẫn không sạch theo yêu cầu.

tải xuống

13. Giặt áo gió và áo khoác có mũ như quần áo bình thường

Áo gió và áo khoác có đặc thù riêng, cần sử dụng chương trình giặt đặc biệt. Nếu bạn giặt áo gió và áo khóc sử dụng chương trình giặt thông thường có thể khiến cấu trúc của áo gió và áo khoác xộc xệch. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể đặt ba quả bóng tennis vào máy giặt. Những quả bóng này cũng hấp thụ bọt xà phòng thay quần áo của bạn.

14. Sử dụng bột giặt hoặc nước giặt quá đắt tiền, không rõ nguồn gốc

Thường người sử dụng có suy nghĩ khá bảo thủ rằng đắt ắt sẽ tốt. Vì vậy họ hay sử dụng những loại hóa chất đắt tiền. Nhưng  quên rằng hóa chất phù hợp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mới quan trọng. Thực ra những loại bột giặt đắt tiền mà chúng ta đang sử dụng có thể thay thế bằng những chất liệu rẻ tiền dễ kiếm khác: Muối giúp quần áo trông sáng hơn. Phấn giúp giảm thiểu vết bẩn. Nước chanh có thể được sử dụng để làm cho quần áo mềm và thơm hơn.

15. Không chăm sóc máy giặt

Việc chăm sóc máy giặt là rất quan trọng. Máy giặt công nghiệp cũng giống như các máy móc khác. Để sử dụng bền lâu và hiệu quả, máy cần được bảo trì, bảo dưỡng theo khuyến cáo của đơn vị cung cấp. Nhiều máy giặt sau một thời gian sử dụng, lượng tạp chất và cặn bám ở máy khá nhiều và cần được vệ sinh. Đừng đóng nắp máy giặt ngay sau mẻ giặt, hãy mở nắp để nó khô thoáng. Mỗi năm một lần, hãy làm sạch máy giặt bằng nước nóng và giấm. Bạn chỉ cần cho giấm và nước nóng vào lồng giặt và bật chế độ tự làm sạch của máy giặt.