Kinh doanh giặt là và những thủ tục cần làm

Kinh doanh giặt là và những thủ tục cần làm

Kinh doanh giặt đang là một trong những dịch vụ rất phổ biến và phát triển hiện nay. Các thủ tục pháp lý mở tiệm giặt ủi, thủ tục pháp lý mở tiệm giặt là thực chất không quá phức tạp tuy nhiên các bạn cũng cần phải chú ý tới những phát sinh khi mình kinh doanh mà không thực hiện đăng ký.

  1. Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh:

+ Hộ kinh doanh giặt

+ Thành lập công ty giặt 

  1. Đăng ký hộ kinh doanh cá thể:

bnn

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng giặt ửi là hình thức này phù hợp với việc kinh doanh theo quy mô nhỏ mang tính gia đình hay cá nhân.

Ưu điểm của thủ tục đăng ký kinh doanh giặt :

  • Thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản
  • Kê khai và nộp thuế dễ dàng

Nhược điểm:

  • Chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm duy nhất
  • Không được sử dụng trên 10 lao động
  • Không được xuất hóa đơn VAT (hóa đơn đỏ)

Thủ tục đăng ký kinh doanh giặt là, giặt ủi

  • Hồ sơ bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh ( mẫu cấp tại bộ phận 1 cửa quận/huyện nơi đăng ký)
  • Bản sao Giấy CMND hoặc Thẻ căn cước công dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình;
  •  Biên bản họp nhóm cá nhân về thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
  • Hợp đồng thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Phí đăng ký khoảng 200.000 VNĐ
  • Trình tự làm việc
  • Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi 01 bộ hồ sơ tới bộ phận 1 cửa cấp quận/huyện nơi đăng ký kinh doanh
  • Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

xc

a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;

b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định: không trùng lặp với tên các hộ kinh doanh khác trong cùng khu vực, không chứa các từ ngữ/ký hiệu thiếu văn hóa, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục;

c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo và hướng dẫn hộ kinh doanh hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

  • Các khoản thuế phải nộp
    • Thuế môn bài:
    Doanh thu bình quân năm Mức thuế môn bài cả năm
    Doanh thu trên 500 triệu/năm 1.000.000 đồng/năm
    Doanh thu trên 300 triệu đến 500 triệu/năm 500.000 đồng/năm
    Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu /năm 300.000đồng/năm
    Doanh thu dưới 100 triệu/năm Miễn thuế

    Nếu thành lập,được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm ( tức là từ 1/7 trở đi) thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm

    • Thuế khoán: 200.000 đồng đến 500.000 đồng tùy khu vực

    Chi tiết về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tham khảo tại Nghị định 78/2015/NĐ/CP

    1. Thành lập công ty:

    Khi bạn muốn kinh doanh quy mô lớn hơn thì nên thành lập theo hình thức này.

    Ưu điểm:

    • Dễ dàng mở rộng kinh doanh, tăng số lượng cửa hàng.
    • Có tư cách pháp nhân, thuận tiện trong giao dịch, vay vốn ngân hàng
    • Xuất được hóa đơn VAT
    • Không phải nộp thuế khoán

    Nhược điểm:

    • Bộ máy nhân sự cồng kềnh
    • Phải hạch toán chi tiết doanh thu, báo cáo thuế hàng quý, hàng năm

    Thủ tục:

    Các thủ tục được hướng dẫn tại bộ phận 1 cửa của Sở kế hoạch đầu tư cấp Tỉnh/ Thành phố.

    Sau đố nộp hồ sơ tại Phồng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư của tỉnh/thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

    Nhận kết quả và thực hiện các thủ tục thuế sau thành lập.

    Chi tiết về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tham khảo tại Nghị định 78/2015/NĐ/CP

    Các mức phạt và rủi ro nếu bạn không thực hiện đăng ký kinh doanh:

    Theo Khoản 2, Điều 5, Nghị Định 43/2010 NĐ-CP quy định:

    – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng, ngành nghề, địa điểm kinh doanh ghi trong giấy đăng ký

    – Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh hoặc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    – Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

    Ngoài các mức phạt bị áp dụng trùng nhau hay tạo điều kiện để một số cán bộ thuế, và các ngành quản lý biến chất lợi dụng gây khó khăn lâu dài thì, Không đăng ký kinh doanh bạn cũng không có tư cách pháp nhân để đăng ký sử dụng điện 3pha hay mua bảo hiểm cháy nổ cho địa điểm kinh doanh của mình dẫn đến những thiệt hại lớn và trách nhiệm nặng nề đối mặt với pháp luật khi có phát sinh xảy ra

    Vì vậy, Chúng ta hẫy cùng kinh doanh lành mạnh và sống, làm viêc theo hiến pháp và pháp luật để ổn định và phát triển bền vững nhé