Mở tiệm giặt là cần chuẩn bị những gì?

Các khoản hạng mục cần phải đầu tư, vậy các chi phí cho các hạng mục là rơi vào khoảng bao nhiêu ?

1- Chi phí thuê mặt bằng :

– Đầu tiên đầu tư chi phí cho thuê mặt bằng , thông thường thì với mặt bằng chúng ta thuê theo hợp đồng tối thiếu là 3 năm một lần cũng rơi vào khoảng từ 90 triệu đến 150 triệu .

2 – Chi phí thuê nhân công :

– Thông thường thì chúng ta trả theo hàng tháng với việc lựa chọn cũng như tùy vào khả năng của xưởng giặt là và cũng dựa vào số lượng nhân viên thông thường khoản chi phí đầu tư cho nhân công trung bình 1 người 1 tháng là 4-5 triệu đồng / 1 tháng .

3 – Chi phí cho đầu tư mua trang thiết bị giặt là công nghiệp :

Đây là số tiền khá lớn khi đầu tư những thiết bị giặt là công nghiệp. Đây là phần nguốn nhiều chi phí đầu tư nhất vốn đầu tư cho cả hệ thống các dòng máy này rơi vào trong khoảng từ 400 triệu đến 600 triệu / 1 hệ thống bao gồm các dòng máy giặt công nghiệp và máy sấy công nghiệp.

Đó là chi phí cho nguồn đầu tư hệ thống mới hoàn toàn . Còn để mà đầu tư hệ thống giặt là với các dòng máy cũ thì chúng ta có khoản đầu tư thấp hơn từ 150 triệu đến 300 triệu . Nhưng với ý kiến cá nhân thì tuy bỏ ra số tiền chênh nhau cũng không quá lớn thì chúng ta nên sử dụng hệ thống máy giặt công nghiệp, máy sấy công nghiệp mới để đảm bảo chất lượng tốt nhất .

4 – Chi phí cho quảng cáo (marketing) :

– Khoản đầu tư này thông thường chúng ta đầu tư vào khoảng 7 đến 10 triệu / 1 tháng để tìm kiếm nguồn khách hàng hàng tháng để gia tăng doanh số cho xưởng giặt mình .

Quy trình mở tiệm giặt là:

1 – Nghiên cứu thị trường giặt ủi, giặt khô là hơi ?

 Việc đầu tiên bạn cần quan tâm trước khi mở tiệm giặt là chính là nghiên cứu thị trường. Thông qua quá trình nghiên cứ và phân tích thị trường bạn sẽ xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cách thức hoạt động của họ và những cơ hội/thách thức mà bạn sẽ gặp phải.

2 – Lập kế hoạch kinh doanh tiệm giặt là ?

Thông qua những dữ liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu thị trường, sau đó có thể lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết cho riêng cửa hàng. Cần đặt ra một số câu hỏi như sau :

– Các dịch vụ giặt là sẽ cung cấp trong cửa hàng: Giặt ướt, giặt siêu tốc, giặt khô, là hơi, giặt quần áo dạ… dịch vụ giao nhận tại nhà tại các phòng trọ, chung cư.

– Đối tượng khách hàng mục tiêu: Sinh viên đại học, người làm văn phòng bận rộn, các hộ gia đình trẻ, các khách sạn

– Nguồn lực cá nhân: Kinh nghiệm giặt là, tổng số vốn sở hữu,…

– Mở tiệm giặt là cần những loại máy gì: máy giặt, máy sấy, bàn là ủi, bột giặt, nước xả vải cần nhập? Chi phí dự kiến?

– Sự khác biệt về dịch vụ giặt là của bạn so với đối thủ cạnh tranh: Giá cả, chất lượng phục vụ,….

– Mô tả kế hoạch marketing mà bạn sẽ sử dụng để tiếp thị tiệm giặt là của mình: Về chất lượng giặt, về giá cả, cách thức phục vụ,…

3 – Chọn địa điểm phù hợp để mở tiệm giặt ủi :

Vị trí mở cửa hàng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của tiệm giặt là. Tốt nhất, hãy chọn một vị trí tập trung nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn. Ngoài ra, mở tiệm giặt là ở một con phố có lưu lượng người qua lại đông đúc.

Phần lớn đối tượng chủ yếu sử dụng dịch vụ giặt là thường là sinh viên, những người làm văn phòng bận rộn, chưa có máy giặt nên vị trí mở cửa hàng cũng cần phải ở gần với các trường đại học, cao đẳng, nơi đông dân cư, có mật độ phòng trọ cho thuê cao.

Trong trường hợp cung cấp dịch vụ giặt là cho các khách sạn 2*, 3*, các bạn có thể tìm các vị trí mở cửa hàng ở gần với vị trí của các khách sạn này.

4 – Mở tiệm giặt là cần những máy gì? Bao nhiêu tiền?

Với dịch vụ giặt khô là hơi, các bạn cần đặt mua máy giặt, máy sấy, bàn là, các loại bột giặt, nước xả vải, kệ, móc treo,… .

Nếu có nhiều vốn, để bảo đảm chất lượng giặt, công suất máy, bạn nên mua mới 100%. Ngược lại, nếu muốn tiết kiệm chi phí đầu tư, các bạn có thể mua đồ cũ, đồ thanh lý trên internet, … Với bất cứ loại thiết bị nào, bạn cần phải đảm bảo rằng các loại máy đó hoạt động tốt, tiết kiệm điện, nước, không bị rò rỉ nước và gây tiếng ồn lớn khi giặt.

5 – Kế hoạch tiếp thị, dịch vụ khách hàng cho tiệm giặt là :

Bạn sẽ không thể duy trì hoạt động giặt ủi hiệu quả nếu khách hàng không biết đến bạn. Vì thế, sau khi thuê cửa hàng, mua sắm thiết bị cần thiết, hãy lên kế hoạch xử lý tường nhà, thiết kế trang trí không gian, lắp đặt biển quảng cáo, ánh sáng, tạo sự sự hiện diện xung quanh vị trí mở cửa hàng để thu hút và gia tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng.

Ngoài những cách marketing truyền thống như phát tờ rơi ở các cổng trường đại học, in poster quảng cáo dịch vụ, bạn cũng cần cung cấp cho khách hàng một dịch vụ tốt. Sau khi giặt, bạn có thể phân loại quần áo , gấp gọn quần áo cho khách hoặc giao hàng tại nhà nếu khách bận không đến lấy được. Bạn nên tổng hợp tên, danh sách tên, địa chỉ, số điện thoại của khách hàng quen và trực tiếp giới thiệu cho khách những loại bột giặt, mùi hương nước xả vải mới, những chương trình giảm giá đang có bằng hình thức truyền miệng hoặc nhắn tin.

Ngoài ra hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ ,có thể quảng cáo marketing trên các trang mạng xã hội online như : facebooks, instagram , zalo , websize …

 6 – Thuê nhân viên :

 Nếu tiệm giặt là của bạn không được duy trì, quản lý tốt, các bạn sẽ rất khó để giữ chân khách hàng cũ và tiếp cận các khách hàng mới. Vì thế, nếu bận việc, các bạn có thể thuê thêm nhân viên hỗ trợ nhận đơn, giặt đồ cho khách, dọn dẹp và bảo trì tiệm giặt. Ngoài ra, bạn cũng cần đào tạo nhân viên cách nhận đồ của khách, cách ghi hóa đơn, vận hành các loại máy giặt, thiết bị trong tiệm, cách sắp xếp quần áo sau khi giặt,…, để họ có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng khi bạn vắng mặt tại tiệm.