1. Vị trí đặt xưởng giặt
2. Nguồn nước (Quan trọng)
3. Thị trường
4. Máy móc đầu tư
5. Nhân sự kỹ thuật
6. Quy trình giao nhận
7. Kế hoạch phát triển dài lâu cho xương giặt
8. Phương án PR & Maketing …
Công suất máy giặt phụ thuộc vào khối lượng đồ cần giặt trong một mẻ giặt
Hai máy máy giặt nhỏ khi nào cũng tốt hơn một máy giặt lớn (hiệu quả giặt cao hơn)
Nên đầu tư các máy giặt giống nhau ( cùng hãng sản xuất) để dễ dàng trong việc hướng dẫn sử dụng
Cách tính “G-force”
“G-force” = [(tốc độ quay thiết bị )2x đường kính lồng giặt (mm)] / 2775.5
CÁCH LỰA CHỌN MÁY SẤY CÔNG NGHIỆP :
Việc lựa chọn
máy sấy công nghiệp phụ thuộc vào hệ số G Force của máy giặt vắt công nghiệp ta có thể lựa chọn máy sấy theo ước tính như sau:
Máy giặt công nghiệp có hệ số G Force < 140: chọn công suất máy sấy gấp 2 lần máy giặt
Máy giặt công nghiệp có hệ số 140 G Force : chọn công suất máy sấy gấp 1,5÷2 lần máy giặt
Máy giặt công nghiệp có hệ số 200<G Force ≤ 300: chọn công suất máy sấy gấp 1,5 lần máy giặt
Máy giặt công nghiệp có hệ số G Force >300: chọn công suất máy sấy bằng 1÷1,25 công suất máy giặt
CÁCH LỰA CHỌN MÁY LÀ CÔNG NGHIỆP / ỦI PHẲNG:
Máy là công nghiệp là ủi phẳng là thiết bị dùng để ủi drap giường, khăn phủ giường, khăn bàn…vì vậy khi đầu tư máy ủi phẳng ta cần chú ý những thông số sau:
Chiều dài của máy ủi phẳng phải lớn hơn chiều ngang của drap giường ( vì trong khách sạn drap giường có kích thước lớn nhất)
Tốc độ ủi của máy ủi phẳng đơn vị m /phút
>>> Ví dụ : một khách sạn cần ủi 300 drap giường (ga trải dường) 2,15mx3m, 200 khăn ăn 0,6mx0,6m , 100 khăn bàn 1,4mx2,45m, thời gian làm việc của nhà giặt là 7 giờ ngày
Tổng chiều dài drap giường cần ủi = 300×3 =900m
Tổng chiều dài khăn ăn cần ủi = 100×0,6 =60m ( do một lần ủi 2 khăn)
Tổng chiều dài khăn bàn cần ủi = 100x 1,4 = 140m
Tổng chiều dài cần phải ủi = 900 + 60 + 140 = 1100m
Tốc độ ủi của máy là ≥ 1100 / 7 / 60 = 2,61 m/phút
Như vậy ta chọn máy là công nghiệp ủi phẳng có độ dài 2530mm có tốc độ ủi điều chỉnh được (1÷6,5)m/phút
TÍNH KHỐI LƯỢNG ĐỒ GIẶT TRONG MỘT MẺ GIẶT CỦA KHÁCH SẠN NHƯ SAU:
Khối lượng đồ giặt/phòng |
x |
Số phòng |
x |
Hệ số sử dụng phòng |
x |
7 |
÷ |
Tổng số giờ hoạt động của nhà giặt/ tuần |
|
Hệ số K |
= |
Khối lượng đồ giặt /mẻ giặt |
Trong đó: Khối lượng đồ giặt/ phòng được chọn theo bảng sau:
Loại hình
|
Khối lượng đồ giặt/phòng
|
Hệ số sử dụng phòng
|
Nhà trọ |
3,6kg
|
Nếu khả năng lắp đầy phòng của khách sạn ít hơn 60% ta sử dụng hệ số sử dụng phòng là 0,8
Nếu khả năng lắp đầy phòng của khách sạn lớn hơn 60% ta sử dụng hệ số sử dụng phòng là 1 |
Khách sạn một, hai sao |
4,5kg
|
Khách sạn ba sao |
5,4kg
|
Khách sạn bốn, năm sao |
6,4kg
|
Khách sạn resort |
7,3kg
|
Hệ số K được tính như sau:
- Nếu đồ giặt có mức độ dơ nhiều K = 1,2
- Nếu đồ giặt có mức độ dơ trung bình K = 1,5
- Nếu đồ giặt có mức độ dơ ít K = 2
Thông thường chọn K = 1,5
Ví dụ: tính toán lựa chọn máy giặt, máy sấy một khách sạn hai sao có 100 phòng khả năng lắp đầy phòng của khách sạn trung bình 72%, nhà giặt của khách sạn dự định hoạt động 8 giờ mỗi ngày, tuần làm việc 6 ngày
Khối lượng đồ giặt/phòng |
x |
Số phòng |
x |
Hệ số sử dụng phòng |
x |
7 |
÷ |
Tổng số giờ hoạt động của nhà giặt/ tuần |
÷ |
Hệ số K |
= |
Khối lượng đồ giặt /mẻ giặt
Công suất máy giặt cần chọn |
4,5 |
x |
100 |
x |
1 |
x |
7 |
÷ |
48 |
÷ |
1,5 |
= |
43,75kg |
Dựa vào tính toán trên ta chọn:
một máy giặt vắt công nghiệp công suất 45kg có hệ số G force = 283
một máy sấy công nghiệp công suất = 1,5 x 45 = 67.5kg è chọn máy sấy 70kg
ƯỚC TÍNH CÔNG LAO ĐỘNG CHO XƯỞNG GIẶT CÔNG NGHIỆP :
Một công lao động làm việc 8 g/ ngày (FTE) có thể xử lý 25kg đồ giặt/ mẻ giặt nếu nhà giặt đó có công suất ≤ 60kg đồ giặt/ mẻ giặt.
Một công lao động làm việc 8 g/ ngày (FTE) có thể xử lý 35kg đồ giặt/ mẻ giặt nếu nhà giặt đó có công suất > 60kg đồ giặt/ mẻ giặt.
Ví dụ: tính số nhân công cho nhà giặt, biết rằng nhà giặt có 1 máy giặt 30kg, 2 máy 50kg, 2 máy sấy 50kg, 1 máy ủi phẳng
Tổng số đồ giặt trong một mẻ =30 + 2×50 =130 kg
Số công lao động = 130/35 = 3,7 FTE
=> Cần 4 người làm trong nhà giặt