Nước Thải Của Xưởng Giặt Là Công Nghiệp Và Quy Trình Xử Lý

Nước Thải Của Xưởng Giặt Là Công Nghiệp Và Quy Trình Xử Lý

Xử lý nước thải là một vấn đề quan trọng cần đặc biệt lưu ý đối với xưởng giặt là công nghiệp. Bởi nếu lượng nước xả thải không được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Trong bài viết sau đây, SMC ECO LAUNDRY sẽ hướng dẫn quy trình xử lý nước thải cho xưởng giặt là công nghiệp.

Đặc điểm của nước thải giặt là
Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải giặt là
Quy trình xử lý nước thải cho xưởng giặt là công nghiệp

Đặc điểm của nước thải giặt là

Nước thải giặt là chủ yếu là bột giặt sử dụng trong các quá trình tẩy trắng và làm sạch quần áo. Với thành phần bao gồm chất tẩy trắng, hóa chất tăng bọt, chất hoạt động bề mặt, cặn lơ lửng cùng các sợi vải nhỏ. Nếu lượng nước thải này không được xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, làm nước có màu và mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật khu vực đó, gây ô nhiễm đất và ảnh hưởng tới nước ngầm.

Chất hoạt động bề mặt (là thành phần chính trong bột giặt) bao gồm:

– Amoniac: mang điện tích âm và liên kết với các thành phần kỵ nước

– Cationic: mang điện tích dương và liên kết với các thành phần kỵ nước

– Chất lưỡng tính: ion lưỡng cực được tạo nên từ một phân tử

– Non – Ionicl: bao gồm chất không ion hóa trong nước

Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải giặt là

TT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B
1 pH 5-12 5.5-9
2 BOD5 Mg/l 120 50
3 COD Mg/l 250 150
4 SS Mg/l 200 100
5 Độ màu Pt.Co 80 150

Quy trình xử lý nước thải cho xưởng giặt là công nghiệp

Nuoc-thai-giat-la-367x400

 

Nước thải sản xuất thu gom từ các công đoạn sản xuất được dẫn vào bể thu gom. Trước khi vào bể thu gom, nước thải được tách rác qua 2 song chắn rác thủ công, kích cỡ khe tách rác lần lượt là 10mm và 5mm nhằm tách bỏ các tạp chất rắn như nilon, tơ sợi.

Từ bể thu gom, nước thải được bơm lên cụm thiết bị xử lý hóa lý bao gồm các công đoạn xử lý chính:

– Trung hòa nồng độ pH trong nước thải.

– Phản ứng với PAC – Hợp chất keo tụ

– Phản ứng với PAA – Hợp chất keo tụ bổ sung, xử lý màu, cặn nhỏ.

Sau khi phản ứng hóa chất, nước thải chứa các bông cặn lơ lửng được dẫn qua thiết bị lắng Lamel. Tương tự với thiết bị Flocculator, Bể Lamel được chế tạo sẵn bằng thép sơn phủ Epoxy hai lớp chống ăn mòn. Bể Lamel có cấu tạo đặc biệt, phía trong đặt các tấm lắng nghiêng 60o. Các tấm lắng nghiêng có tác dụng ổn định dòng chảy, tạo hiện tượng chảy tầng trong các ống lắng, giúp cho quá trình lắng diễn ra nhanh chóng, hiệu suất lắng cao.

Từ cụm thiết bị hóa lý, nước thải đã được tách phần lớn các chất ô nhiễm, tuy nhiên để đủ điều kiện xả ra môi trường, vẫn cần có một khâu xử lý tiếp theo để tách các chất ô nhiễm đó ra khỏi nước một cách triệt để, đáp ứng các yêu cầu xả thải hoặc tái sử dụng nước trong các quy trình sản xuất.

Trước tiên, nước thải được thu gom vào bể trung gian. Bể trung gian xây dựng bằng bê tông cốt thép, hợp khối với bể điều hòa và bể chứa bùn. Từ bể trung gian, nước được bơm lên 2 cột lọc Cát và Than hoạt tính nối tiếp nhau. Sau khi qua bồn lọc cát và lọc than hoạt tính, nước thải được dẫn về bể khử trùng, tại đây nước được châm hóa chất khử trùng Clo – Javen để khử trùng nước thải trước khi xả ra ngoài hoặc tái sử dụng. Bể khử trùng được xây dựng bằng bê tông cốt thép hợp khối với bể điều hòa.

Nước thải sau xử lý có các chỉ tiêu đáp ứng xả thải ra môi trường (B/QCVN 40:2011) hoặc tái sử dụng cho một số công đoạn sản xuất.